Đến nay vẫn nhiều người nhầm công dụng và cách sử dụng còi báo động động cơ điện và loa phóng thanh. Mặc dù đều phát âm thanh trong phạm vi lớn để cảnh báo và truyền đạt thông tin, nhưng còi báo động sẽ là giải pháp hiệu quả và phù hợp hơn với các yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn. Hãy cùng Công ty TNHH Thành Công Việt Nam cùng tìm hiểu kỹ về hai sản phẩm này nhé.
Phân biệt còi báo động động cơ điện và loa phóng thanh
Loa phóng thanh, loa nén báo động
Loa phóng thanh (loa nén) có màng cứng, hoạt động ở dải tần số trung bình và cao, không phát được âm có tần số thấp (tiếng bass). Khi có nhiều tiếng bass đưa ra loa sẽ gây nóng và cháy cuộn dây loa.
Khắc phục bằng cách chỉnh nhỏ bớt bass đi hoặc đấu nối tiếp loa nén với một con tụ cỡ trên dưới 20uF để cản bass ra loa. Biến áp đi kèm để phối hợp trở kháng loa.
Khi đường dây truyền thanh dài (vài Km), người ta tăng áp đường ra lên hàng trăm vôn để giảm tổn hao trên đường truyền. Khi đó mỗi loa có một biến áp hạ áp xuống để phù hợp với trở kháng và công suất của loa. Tăng âm truyền thanh thường có đầu ra trở kháng thấp ( 8 , 16 ohm) và đầu ra điện áp cao.
Đầu ra điện áp cao đó thường dùng trong trường hợp truyền thanh trong 1 phường hay xã …Tại mỗi vị trí đặt loa phải có biến áp để hạ xuống 8 ohm cho phù hợp loa. Còn nếu nối trực tiếp loa 8 ohm vào đường dây 110V thì loa sẽ bị hỏng.
Loa phát thanh thường được dùng cho mục đích truyền thông tin hơn là cảnh báo do âm thanh của chúng truyền đi không đủ lớn, độ bền cũng không cao bằng các loại còi hú cảnh báo, còi báo động động cơ điện.
>>> Xem thêm: Còi hú là gì? Hướng dẫn tự lắp đặt hệ thống còi báo động tại nhà
Ngoài ra, khi sử dụng loa phát thanh còn gặp một số hạn chế như:
- Tần số cao nên rất dễ bị cản và có âm vọng lại, vì vậy khi lắp đặt hệ thống người ta phải lắp trên cột cao. Nhưng đôi khi do địa hình tại các khu vực đồi núi không bằng phẳng, hệ thống loa phóng thanh ( loa nén) sẽ không đạt đực hiệu quả cao.
- Loa có âm sóng thẳng nên chỉ có thể phát ra một hướng, nên trong một cụm dân cư muốn nghe được hết phải lắp 4 loa chĩa về 4 hướng khách nhau.
Còi báo động động cơ điện
Ưu điểm:
- Lắp đặt đơn giản, hoạt động độc lập không cần qua một hệ thống khác, nên không cần thêm bộ kích điện tránh suy hao đường truyền như loa phóng thanh.
- Là một động cơ điện nên ít xảy ra hư hỏng, nếu có hư hỏng có thể dễ dàng sửa chữa thay thế được.
- Là một thiết bị báo động phát ra đa hướng, nên chỉ cần lắp đặt 1 cái có thể tỏa ra 4 phía
- Tần số sóng âm nhỏ nên phát được âm đi xa, không bị cản bởi địa hình đồi núi, nên lắp ở vị trí nào cũng nghe được.
- Cường độ âm ở mức trung bình, nên không gây ra hiện tượng chói tai, dễ dàng nghe thấy mà không ảnh hưởng tới thính giác người nghe.
Nhược điểm duy nhất của còi báo động động cơ điện : Là không phát ra được bản tin, chỉ có một âm cảnh báo duy nhất. Nhưng đây cũng là điều dễ hiểu vì công dụng của nó là đảm bảo an ninh, an toàn và hạn chế tối hiểu các hậu quả của tai nạn, sự cố.
>>> Xem thêm: Lý do mà bạn nên lắp còi hú báo động ngay hôm nay
Cách hoạt động của còi báo động động cơ điện
Còi báo động động cơ điện gồm bộ phận điều khiển và thiết bị cảnh cáo, hoạt động đồng bộ và nhịp nhàng với nhau. Được kết nối thông qua các đường dây điện, bao gồm đi dây trực tiếp đến thiết bị điều khiển hoặc liên kết không dây với nguồn điện nội bộ.
Bảng điều khiển - bao gồm nhiều bảng mạch máy tính bên trong vỏ kim loại, cùng với nguồn điện - sẽ phát hiện các tín hiệu bất thường trong môi trường và thông báo đến bộ phận cảnh báo. Thiết bị cảnh báo: chuông, còi báo động sẽ phát ra âm thanh với diện tích rộng. Tùy vào loại còi báo động động cơ điện, đường kính âm thanh là khác nhau. Với những vùng rộng như siêu thị, doanh trại, đập thủy điện bạn nên chọn các dòng công suất lớn.
Còi báo động động cơ điện ngày càng được sử dụng nhiều, phục vụ mục đích kép là cảnh báo nguy hiểm và hạn chế tối đa các hậu quả.
Công ty TNHH Thành Công Việt Nam địa chỉ cung cấp và lắp đặt các thiết bị an toàn uy tín nhất miền Bắc.
Điện thoại bàn: 02466 873822
Email: sieuthianninhviet@gmail.com