Còi hú hay còi báo động là một thiết bị đang được rất nhiều gia đình sử dụng với mục đích bảo vệ tài sản, lắp đặt còi hú vào các thiết bị chống trộm, ô tô, xe máy,… để đề phòng trộm cướp. Tuy được sử dụng phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại còi này có những loại nào và hoạt động ra sao. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn chi tiết hơn về còi hú.
1. Còi hú là gì?
Đây là một bộ phận thuộc hệ thống báo động thông minh đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Khi tài sản cá nhân có nguy cơ bị mất, còi sẽ vang lên âm thanh báo động để bạn có thể kịp thời để chủ nhân tài sản có ý thức và biện pháp bảo vệ tài sản. Với sự hỗn loạn và mất an ninh trật tự, trộm cắp xảy ra liên miên như hiện nay thì việc lắp đặt còi báo động trong nhà, cho xe máy, ô tô là một hành động cần thiết.
2. Cơ chế hoạt động của còi hú báo động
Hầu hết các loại còi hú báo động hiện nay đều hoạt động chung một cơ chế và gồm 3 bộ phận chính, cụ thể gồm:
2.1. Bộ phận cảm biến
Bộ phận này đóng vai trò ghi lại các tín hiệu trong môi trường nhằm phát hiện những tác động đến tài sản được lắp đặt. Bộ phận cảm biến có rất nhiều dạng như công tắc từ, cảm biến va đập, cảm biến chuyển động, cảm biến rung động, cảm biến khí ga, cảm biến nhiệt và khói, nút báo khẩn cấp được kích hoạt bởi người dùng khi gặp tình huống nguy hiểm.
2.2. Bộ phận xử lý
Sau khi bộ phận ghi nhận các tín hiệu sẽ chuyển qua cho bộ phận xử lý thực hiện các công việc tiếp theo. Bộ phận này được coi là đầu não của còi hú báo động bởi nó đóng vai trò xử lý các tín hiệu nhận được và yêu cầu thực thi các lệnh đã lập trình sẵn. Các bạn có thể lựa chọn gửi tín hiệu về di động, bật còi hú báo động hoặc chuông báo động hay các lệnh khác để có thể dễ dàng quản lý. Bên cạnh đó, một số loại còi còn có thể tự điều khiển được. Loại này được sử dụng rất phổ biến trong các thiết kế nhà ở thông minh hiện nay.
2.3. Bộ phận thực thi
Bộ phận này đảm nhiệm chức năng thực thi các lệnh được đưa ra bởi bộ phận xử lý. Thông thường còi báo động chống trộm sẽ có các tín hiệu báo động chớp tắt và còi hú. Để còi hú có thể làm tốt nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho tài sản được lắp đặt chống trộm thì các bộ phận phải hoạt động một cách đồng bộ.
3. Hướng dẫn lắp đặt còi hú báo động
Mỗi loại còi hú báo động sẽ có một cách lắp đặt riêng. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra hướng dẫn lắp đặt một số loại còi thông dụng nhất:
3.1. Lắp đặt bộ cảm biến cửa từ tại chỗ
Loại còi này gồm có 2 bộ phận dùng để lắp vào 2 lá cửa. Các bạn có thể lắp cho cửa chính, cửa sổ hay cửa cuốn đều được. Khi cửa mở thì 2 bộ phận này tách rời nhau sẽ kích hoạt bộ điều khiển trung tâm hú còi khiến cho kẻ trộm giật mình và bỏ chạy.
3.2. Lắp đặt bộ cảm biến hồng ngoại
Loại thiết bị này thường được lắp ở phía trong hoặc phía ngoài cửa. Trong phạm vi hoạt động của báo động hồng ngoại nếu phát hiện có sự chuyển động sẽ kích hoạt bộ điều khiển trung tâm hú còi lên.
Còi hú báo động được sử dụng nguồn điện vào 220V và được coi là một trong các loại còi hú công suất lớn được tích hợp với hệ thống chống trộm. Hệ thống báo chống trộm có remote điều khiển chế độ tắt mở, điều chỉnh âm lượng và độ nhạy của hồng ngoại. Nhiều gia đình sử dụng thiết bị này để lắp đặt ở phía trước cửa hoặc trong cửa. Nếu các bạn muốn lắp thiết bị này ở bên ngoài thì nên lắp quay theo hướng tránh cây cối và các vật dụng có thể chuyển động để tránh báo động giả.
3.3. Lắp đặt còi hú báo động khi có chuyển động
Thiết bị này có phần chuông báo được lắp đặt ở trong nhà, hồng ngoại thì lắp ở phía cửa và được sử dụng rất phổ biến trong các gia đình, cửa hàng, shop,…
Một thiết bị báo khách gồm 2 thiết bị nhỏ là thiết bị nhận hồng ngoại và loa báo. Do tính chất là báo có khách tới chứ không phải chống trộm nên chuông báo của loại thiết bị này khá dễ chịu chứ không ồn ào.
Từ đầu hồng ngoại cho đến thiết bị báo cách nhau khoảng 70m. Còi hú báo động sử dụng nguồn điện 220V còn đầu dò hồng ngoại của thiết bị sử dụng pin. Do đó, khoảng 3 – 6 tháng các bạn nên thay pin một lần.
Thông thường, khi lắp đặt còi hú người ta thường để thiết bị hồng ngoại ở trước cửa còn còi hú thì lắp tại quầy thu ngân để đảm bảo rằng thu ngân có thể nghe thấy chuông báo khi có khách tới. Còn khi lắp trong gia đình thì người ta để thiết bị hồng ngoại trong phòng khách còn còi hú có thể gắn trong nhà bếp hoặc tại lầu 1, lầu 2.
4. Một số loại còi hú báo động chống trộm phổ biến hiện nay:
1. Còi hú hay còn gọi là còi hụ xé gió LK-MS290
- Còi hụ xé gió MS-290
- Sử dụng điện 220V
- Tiếng hú lớn ~ 110 dB
- Màu xám tro, Mẫu mã đẹp
- Bảo hành 12 tháng
>> Xem thêm tại đây: Còi hú LK-MS290
2. Còi hú motor LK-MS190
Là loại còi điện motor cỡ nhỏ, chất liệu được làm bằng thép quét 1 lớp sơn chống gỉ kết hợp với nhựa ABS cho sản phẩm bắt mắt và độ bền tối ưu.
Thông số kỹ thuật của còi hú LK-MS190:
- Độ ồn: 95/98dB(A)1m
- Điện áp: 220V
- Màu sắc: đỏ hoặc xám
- Trọng lượng: 0,5kg
- Kích thước đóng gói : 8.5×8.5×9.0CM
3. Còi hú báo động chống trộm không dây K9 – Loại còi mới nhất hiện nay
Chúng tôi cung cấp bộ báo động chống trộm không dây K9 phiên bản mới nhất thị trường hiện nay, có thể báo chống trộm hiệu quả, bàn phím cảm ứng, màn hình to hiển thị rõ ràng, có thể theo dõi 99 thiết bị không dây, và các thiết bị có dây, tất cả hệ thống đều có chế độ mở, chuông kêu bé có thể kết nối thêm còi hú báo động cỡ lớn. Video trên chúng tôi hướng dẫn các bạn cách kết nối, lắp đặt còi hú cảnh báo cỡ lớn, khi có trộm cần kêu hú to cho trộm sợ.
Tìm hiểu về sản phẩm xem video dưới đây:
Với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã biết lắp đặt còi hú báo động như thế nào, chúng hoạt động ra sao. Chúng tôi khuyên bạn nên lắp đặt ngay thiết bị này tại nhà, ô tô và xe máy để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản.
Thông tin liên hệ:
Bạn Có thể Chat trực tiếp hoặc gửi thông tin về email hay form Liên hệ. Chúng tôi sẽ trả lời bạn ngay sau khi nhận được yêu cầu!
Công ty TNHH Thành Công Việt Nam
Địa chỉ: Số 7, Ngách 68/8, Phú Diễn, Bắc Từ liêm, Hà Nội
Website: coihubaodong.com – Email: sieuthianninhviet@gmail.com
Facebook: coihubaodong