Chuông báo cháy kêu khi nào? Với thực trạng ngày càng gia tăng các vụ hỏa hoạn nghiêm trọng trên toàn quốc thì hệ thống báo cháy đang là giải pháp được mọi người tin tưởng sử dụng hàng đầu hiện nay. Vậy hệ thống chuông báo cháy kêu khi nào? Tại sao có những lần chuông báo cháy lại không kêu, lí do của nó là gì?
Cấu tạo của một hệ thống báo cháy
Một hệ thống báo cháy bao gồm rất nhiều các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có đám cháy xảy ra trong phạm vi. Tín hiệu cháy như khói hoặc lửa sẽ được phát hiện và thông báo tự động hoặc có tác động của con người( dựa vào nút báo cháy).
Thông thường, một hệ thống báo cháy có 3 phần chính:
-
Trung tâm báo cháy: được thiết kế dạng tủ, bao gồm: một bảng điều khiển chính, các module, một biến thế, pin.
-
Thiết bị đầu vào: là công cụ ghi nhận tín hiệu, bao gồm: đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa… và công tắc khẩn.
-
Thiết bị đầu ra: các công cụ hiển thị và phát thông báo, gồm chuông báo động, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động…
Tất cả các thiết bị trên hoạt động một cách rất đơn giản nhưng kết quả nó mang lại vô cùng to lớn.
Chuông báo cháy kêu khi nào?
Chuông báo cháy kêu theo quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy. Hệ thống báo cháy hoạt động theo quy trình khép kín.
Khi thiết bị đầu vào nhận tín hiệu cháy, nó sẽ truyền tín hiệu cháy đến trung tâm báo cháy, sau đó thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động cháy.
Khi có tín hiệu về sự cháy như nhiệt độ đột ngột gia tăng, và có sự xuất hiện của của tia lửa điện hoặc khói, sau đó các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu cháy và truyền thông tin của đám cháy về trung tâm báo cháy.
Tại đây, trung tâm sẽ xử lý sẽ nhận được thông tin, xác định vị trí nơi xảy ra vụ cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (đèn báo hiệu, còi báo cháy, chuông báo cháy, bảng hiển thị phụ).
Lúc này, các thiết bị đầu ra sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra vụ cháy và kịp thời xử lý.
Tìm hiểu thêm về: Còi báo cháy
Những lí do khiến chuông báo cháy không hoạt động
Trong trường hợp xảy ra cháy nổ, hệ thống báo cháy của các toà chung cư sẽ ghi nhận tín hiệu nhiệt độ, khói, ánh sáng và tác động chuông kêu. Đôi lúc người dân phát hiện ra đám cháy và nhấn chuông cho cả tòa nhà biết được có sự cố đang xảy ra.
Nhưng có đôi khi người dân không phát hiện và chuông báo cháy cũng không báo kịp thời. Kết quả là gây ra những thiệt hại về tài sản, đôi lúc có cả thiệt hại về người.
Trong trường hợp chuông báo cháy không kêu thì phải đặt ngay câu hỏi: chuông lắp từ khi nào, đã bao lâu rồi chưa bảo dưỡng và chuông lắp đặt đã đúng quy định hay chưa?
Điều này là vô cùng cần thiết. Rất nhiều chuyên gia trong việc phòng cháy chữa cháy đã chỉ ra rằng: việc chuông báo cháy tự động được lắp đặt sai cách nó sẽ không cảm ứng được đám cháy.
Hay việc nó đã được lắp cách đây quá lâu và chưa hề bảo dưỡng bao giờ. họ khuyên rằng chuông báo cháy nên 10 năm thay một lần.
Ngoài ra, cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống báo cháy, thay pin cho chuông báo tự động sau một khoảng thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình cũng như tập thể.
Hãy chọn những chuông báo cháy uy tín và chất lượng, không nên tiếc rẻ một ít tiền mà nhận hậu quả nghiêm trọng.
Đã có nhiều trường hợp các tòa chung cư vì lợi nhuận đã “rút lõi công trình", sử dụng sản phẩm báo cháy kém chất lượng, và khi có hỏa hoạn xảy ra, các chuông báo cháy này hoàn toàn bị tê liệt, không hoạt động, gây thiệt hại lớn về tài sản và con người.
Hơn nữa hãy tự trang bị những kiến thức phòng cháy chữa cháy cho chính bản thân và người thân trong gia đình, đôi khi đừng quá phụ thuộc vào hệ thống báo cháy mà chủ quan.
Sau khi đọc xong bài viết, mong rằng quý bạn đọc có thể giải đáp được câu hỏi Chuông báo cháy kêu khi nào? Nếu có thắc mắc về vấn đề trên vui lòng inbox trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.
Bài viết tham khảo: Cách lắp nút nhấn báo cháy