Cháy rừng ở Hà Tĩnh: Thiếu nghiêm trọng thiết bị báo cháy và chữa cháy

Thực trạng hiện nay ở các tỉnh có rừng núi hiện nay là những thiết bị báo cháy và chữa cháy còn thiếu và yếu, phương pháp dập lửa truyền thống, dùng dao rựa phát đường băng, dùng cành cây dập lửa vẫn được sử dụng.

Điều kiện thiếu thốn trong việc chuẩn bị thiết bị báo cháy chữa cháy cứu hộ rừng Hà Tĩnh

Các vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra

Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Tham mưu trưởng BCH Quân sự tỉnh cho biết, thống kê sơ bộ từ đầu mùa hè tại Hà Tĩnh xảy ra 69 vụ cháy rừng.

Cháy rừng ở Hà Tĩnh: thiếu thiết bị phòng cháy và chữa cháy
Cháy rừng ở Hà Tĩnh: thiếu thiết bị phòng cháy và chữa cháy

3 ngày gần đây đã xảy ra 38 vụ cháy, có ngày cháy rừng diễn ra ở 5 huyện. Tổng thiệt hại ước tính hơn 200ha rừng, riêng tại dãy núi Hồng Lĩnh thiệt hại 66ha.

15.000 đã tham gia chữa cháy, riêng tại huyện Nghi Xuân là hơn 6.000 lượt người. Rất may không có thiệt hại về người và nhà dân.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho biết, đến trưa 1/7, các vụ cháy rừng ở các huyện đã được dập tắt. Riêng điểm cháy ở huyện Đức Thọ lửa còn âm ỉ.

Cháy rừng mối hiểm họa khôn lường
Lửa thiêu rụi rừng cây trên núi Mồng Gà (xã Trường Sơn, Đức Thọ)

Các phương án làm giảm nguy cơ cháy rừng đều không hiệu quả

Theo ông Sơn, việc chữa cháy đang gặp khó khăn. Phạm vi cháy diện rộng và gió Lào mạnh đã vượt khả năng kiểm soát, vì vậy cách tốt nhất là cắt đường băng cản lửa để hạn chế việc lây lan.

Ông cũng chia sẻ với VietNamNet, phương án dùng trực thăng chữa cháy chưa từng có thực tiễn tại Hà Tĩnh nên chưa thể nói rằng nó hiệu quả hơn.

“Giả sử có máy bay thì tốt. Tuy nhiên, đối với diễn biến cháy lớn ở Nghi Xuân hoặc Hương Sơn trong điều kiện gió Lào quá lớn, tôi nghĩ rất khó thực hiện” – ông Sơn nói.

Vừa qua Hà Tĩnh đã kiến nghị với Cục Kiểm lâm cho nghiên cứu phương án dùng hóa chất hoặc công nghệ cao để phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng, tuy nhiên việc này phải có thời gian.

Truyền thống dập lửa bằng dao rựa, cành cây

Đại tá Thông cho biết, các vụ cháy xảy ra ở đồi núi địa hình dốc, thiết bị chữa cháy thông dụng là máy thổi, cưa xăng, thậm chí dùng cành cây để dập lửa. Tuy nhiên, cưa xăng và máy thổi còn thiếu, không đủ sử dụng cho vụ cháy rừng như ở huyện Nghi Xuân.

Các phượng tiện chống cháy rừng còn thô sơ và kém hiệu quả
Các phượng tiện chống cháy rừng còn thô sơ và kém hiệu quả

Đại tá Thông đang báo cáo với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh về vụ cháy rừng ở núi Hồng Lĩnh

Máy thổi khí, trợ thủ đắc lực trong báo cháy và chữa cháy vừa qua ở Hà Tĩnh nhưng đang còn thiếu

Ông Hoàng Quốc Huấn – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh chia sẻ, chưa nói đến việc sử dụng trực thăng chữa cháy, ngay cả một thiết bị bay để phục vụ cho việc giám sát vụ cháy từ trên cao cũng chưa được trang bị.

“Nếu được trang bị thiết bị này thì cơ quan chức năng dễ xác định quy mô vụ cháy hơn, từ đó đưa ra phương án tốt nhất để dập lửa”, ông Huấn nói.

May thổi khí công suất lớn không thể thiếu trong công tác cứu hộ cứu nạn

Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh

Ông Đậu Văn Tiến (thôn 8, xã Xuân Phổ) mang cưa xăng, tình nguyện tham gia chữa cháy nhiều ngày qua ở Nghi Xuân
Việc này, Phó chủ tịch tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, truyền thống chúng ta đang dùng phương pháp chữa cháy thủ công như dùng dao rựa, cành cây để dập lửa, gần đây có bổ sung thêm thiết bị cơ giới hóa như máy thổi và cưa xăng – chủ yếu trang bị cho các đơn vị chính quy gồm kiểm lâm, quân đội, công an, chủ rừng.

Những lúc cao điểm, phương tiện chữa cháy phải dàn đều ra nhiều nơi nên tình trạng thiếu phương tiện trong thời gian này là không thể tránh khỏi.

Ông Sơn cũng thừa nhận, đối với địa bàn có nguy cơ cháy rừng cao như Hà Tĩnh thì phương tiện máy móc hiện có chưa thể nói là đủ được.

Cần hỗ trợ thêm các phương tiện báo cháy và chữa cháy hiện đại

“Vừa qua Thủ tướng đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp máy móc thiết bị chữa cháy cho một số tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ chỉ đạo các địa phương triển khai mua sắm thêm các phương tiện chữa cháy” – ông Sơn nói.

Các thiết bị hỗ trợ cứu hộ cứu nạn và dập tắt cháy rừng một cách hiệu quả
Các thiết bị hỗ trợ cứu hộ cứu nạn và dập tắt cháy rừng một cách hiệu quả

Ông Hoàng Trọng Thịnh, Phó trưởng phòng cảnh sát PCCC (PC07) Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Về nhân lực vật lực, đơn vị đang gặp khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu chữa cháy. Xe téc nước đang còn thiếu, Máy thổi khí chưa có, máy móc phục vụ chữa cháy xuống cấp, máy bơm nước cũng thiếu rất nhiều”.

Các thiết bị cảnh báo cháy còn thiếu

Đặc biệt, tỉnh vẫn chưa trang bị còi hú báo động để khi có sự cố xảy ra, tiếng còi sẽ hú cảnh báo người dân biết và kịp thời sơ tán. Nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra về người và tài sản.

Còi báo cháy công suất lớn, cảnh báo khi cháy rừng
Còi báo cháy công suất lớn, cảnh báo khi cháy rừng

Đơn vị chưa tính đến phương án nhờ trực thăng hỗ trợ, bởi đây là bài toán khó.

“Những vụ lớn như thảm họa, mang tầm cỡ quốc gia mới có thể dùng đến trực thăng, chứ đây là một tỉnh, cháy rừng ở Hà Tĩnh cũng chưa phải thảm họa. Hơn nữa, trực thăng phải có sân bãi đậu, kinh phí bảo trì máy móc nữa.

Ở đơn vị chúng tôi máy móc còn thiếu, những cái thiết thực hằng ngày hơn còn chưa đảm bảo thì nhắc gì đến trực thăng chữa cháy”, ông Thịnh cho biết.

Cách dập lửa còn thô sơ

Trước việc nhiều lực lượng phải dùng cành cây dập lửa, ông Thịnh cho biết, lực lượng chữa cháy rất đông, thiết bị không đủ, dùng cành cây để dập lửa nhỏ cũng là một phương án.

Thậm chí phải đốt cháy rừng, để tạo đường băng, không cho cháy lan.

“Những vụ lớn như thảm họa, mang tầm cỡ quốc gia mới có thể dùng đến trực thăng, chứ đây là một tỉnh, cháy rừng ở Hà Tĩnh cũng chưa phải thảm họa. Hơn nữa, trực thăng phải có sân bãi đậu, kinh phí bảo trì máy móc nữa.

Ở đơn vị chúng tôi máy móc còn thiếu, những cái thiết thực hằng ngày hơn còn chưa đảm bảo thì nhắc gì đến trực thăng chữa cháy”, ông Thịnh cho biết.

Trước việc nhiều lực lượng phải dùng cành cây dập lửa, ông Thịnh cho biết, lực lượng chữa cháy rất đông, thiết bị không đủ, dùng cành cây để dập lửa nhỏ cũng là một phương án.

Thậm chí phải đốt cháy rừng, để tạo đường băng, không cho cháy lan.

“Trong lúc chữa cháy rừng là cấp thiết, nhiệm vụ bảo vệ dân làng được đặt lên cao nhất. Chúng tôi phải di dời hàng trăm hộ dân. Lực lượng phải huy động 100% quân số, mệt nhưng vẫn thấy vui khi bà con mang thức ăn nước uống phân phát cho lực lượng. Lúc đó mới thấm tình quân dân”, ông Thịnh chia sẻ.

 

 

Xem thêm các bài viết mới nhất của chúng tôi trên website: coihubaodong.com  hoặc theo dõi Facebook: coihubaodong