So sánh đầu báo cháy nhiệt và khói chi tiết nhất

Đầu báo cháy là thành phần quan trọng của hệ thống báo cháy, có vai trò phát hiện đám cháy và gửi thông báo về trung tâm xử lý. Theo nguyên lý làm việc, đầu báo cháy được chia thành nhiều loại nhưng phổ biến nhất là đầu báo cháy nhiệt và khói. Trong bài viết này, Thành Công sẽ cùng bạn đọc so sánh đầu báo cháy nhiệt và khói chi tiết và cách lựa chọn đầu báo phù hợp.

Đầu báo cháy là bộ phận quan trọng của hệ thống báo cháy

Đặc điểm chung của đầu báo cháy nhiệt và khói

Đặc điểm chung của đầu báo cháy nhiệt và khói là cấu tạo gồm 3 bộ phận sau:

  • Bộ phận cảm biến: dùng để cảm nhận sự thay đổi của các yếu tố môi trường có liên quan đến đám cháy. Khi có sự thay đổi bất thường, tín hiệu điện được tạo ra để báo động cháy.

  • Bo mạch: là mạch điện tử có thể tiếp nhận và truyền tải tín hiệu từ bộ phận cảm biến về bộ xử lý.

  • Phần vỏ bảo vệ đầu báo cháy.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa đầu báo cháy nhiệt và khói là nằm ở bộ phận cảm biến. 

So sánh đầu báo cháy nhiệt và khói

Đầu báo cháy nhiệt và khói có nguyên lý hoạt động khác nhau, do vậy được ứng dụng trong các lĩnh vực và khu vực khác nhau. Dưới đây là các điểm khác nhau cơ bản giữa đầu báo cháy nhiệt và khói.

So sánh về nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của đầu báo cháy nhiệt và khói khác nhau ở cảm biến tín hiệu. Cụ thể như sau:

Đầu báo cháy nhiệt cảm biến dựa trên sự thay đổi của nhiệt độ

Đầu báo cháy nhiệt: cảm biến được lắp đặt ở đầu dò có khả năng phát hiện sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. Theo cài đặt, đầu báo nhiệt phát hiện nhiệt độ môi trường tăng bất thường sẽ kích hoạt báo động.

Đầu báo cháy khói: cảm biến được lắp đặt ở đầu dò có khả năng phát hiện sự có mặt của khói đám cháy. Khi lượng khí này trong không khí tăng vượt ngưỡng, đầu báo cháy khói sẽ kích hoạt báo động.

So sánh về thời gian ra đời

Đầu báo cháy nhiệt là dạng đầu dò được nghiên cứu và phát triển sớm nhất. Tuy có nhược điểm là phản ứng tương đối chậm với đám cháy nhưng đã dần được cải thiện trong các dòng sản phẩm mới đây. Do vậy kiểu đầu báo cháy này vẫn được ưa chuộng đến ngày nay.

Đầu báo cháy nhiệt ra đời từ khá sớm

Đầu báo cháy khói ra đời muộn hơn nhưng phát triển nhanh chóng và ngày càng được ứng dụng phổ biến hiện nay. Công nghệ cảm biến ở đầu dò khói vẫn đang không ngừng được cải tiến để khắc phục 1 số nhược điểm như độ tin cậy kém, giá thành còn tương đối cao.

So sánh về phân loại

Đầu báo cháy nhiệt thông dụng nhất hiện nay gồm 2 loại sau:

  • Đầu báo cháy nhiệt cố định: được cài đặt sẵn nhiệt độ phòng ở ngưỡng nhất định. Khi đám cháy xuất hiện khiến nhiệt độ phòng vượt ngưỡng thì báo cháy sẽ được kích hoạt.

  • Đầu báo cháy nhiệt gia tăng: cảm biến dựa trên sự gia tăng của nhiệt độ trong một khoảng thời gian (thường từ 10 - 15 độ C/phút). Tương tự thì khi cảm biến phát hiện nhiệt độ phòng tăng nhanh bất thường sẽ kích hoạt báo cháy.

Đầu báo cháy khói phát hiện sự có mặt của khói đám cháy

Đầu báo cháy khói có 3 loại cơ bản sau:

  • Đầu báo cháy khói ion hóa: gồm hai buồng chứa các nguồn phóng xạ. Khi nguồn khói xuất hiện sẽ khiến dòng điện gồm các dòng ion sụt giảm, đây là cơ sở để khởi động báo động cháy.

  • Đầu báo cháy khói quang: hoạt động dựa trên hiệu ứng tán xạ ánh sáng. Sự di chuyển của khói vào buồng khiến ánh sáng bị phân tán, là cơ sở để khởi động báo động cháy.

  • Đầu báo cháy khói dạng beam: hoạt động dựa trên cơ chế che khuất ánh sáng. Nghĩa là khói xuất hiện làm cản trở chùm sáng, khiến đầu nhận nhận được ít lượng ánh sáng hơn.

So sánh về ứng dụng

Đầu báo cháy nhiệt có nhược điểm là phản ứng tương đối chậm với đám cháy. Nguyên nhân bởi thường đám cháy đã tương đối lớn, nhiệt độ tăng cao đầu báo mới phát hiện và gửi tín hiệu cảnh báo. Ứng dụng của đầu báo chạy nhiệt thường dùng trong các phòng thí nghiệm, khu chế xuất, kho chứa hàng hóa, hóa chất, thực phẩm, dược phẩm,...

Đầu báo cháy khói phù hợp với khu vực có diện tích rộng

Khác với đầu báo cháy nhiệt, đầu báo cháy khói có độ nhạy cao, có khả năng phát hiện rất sớm đám cháy. Tuy nhiên độ tin cậy của đầu báo cháy khói cũng thấp hơn, nhiều trường hợp báo động không phải do đám cháy mà do sự cố khác. Ứng dụng của đầu báo cháy khói thường ở khu vực có không gian rộng, khoảng cách xa như khu chung cư, nhà cao tầng, khu văn phòng, xưởng sản xuất,...

Trên đây Coihubaodong đã hướng dẫn bạn đọc so sánh đầu báo cháy nhiệt và khói. Hai sản phẩm này đều đang được Thành Công cung cấp độc quyền tại Việt Nam để lắp đặt các hệ thống báo cháy thông minh. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về các loại đầu báo cháy, hãy liên hệ với chúng tôi.