Cháy nổ gây ra rất nhiều rủi ro và tổn thất nghiêm trọng, vậy làm thế nào để hạn chế được nó cũng chính là câu hỏi của rất nhiều gia đình cũng như dân cư khu chung cư, nhà máy và khu công nghiệp. Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy thì ngoài việc đảm bảo đầy đủ yêu cầu về thiết bị phòng cháy thì cần thêm trang bị lắp đặt về hệ thống báo cháy tự động. Trong hệ thống báo cháy tự động thì chuông báo cháy có vai trò quan trọng. Khi có sự cố để mọi người biết thì chỉ có thể thông qua chuông báo cháy, phát ra âm lượng lớn để mọi người có thể nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về thiết bị này cũng như hướng dẫn cách tắt chuông báo cháy sau khi sự cố đã được xử lí
1. Chuông báo cháy có cấu tạo như thế nào?
*Cấu tạo bên ngoài của chuông báo cháy
• Thông tin kĩ thuật số: điện năng tiêu thụ, nơi xuất xứ của chuông báo cháy.
• Chất liệu, độ dày của mâm chuông
* Cấu tạo mặt sau của chuông báo cháy
• Đáy chuông: có móc treo và giá treo bằng kim loại gắn cố định vào tường
• Bên trong chuông:
- Một mô tơ điện một chiều,
- Một trục khỉu
- Một pittong liên kết với trục khỉu
- Một lò xo có đàn hồi cao.
Chuông báo cháy có cấu tạo đơn giản, chúng ta có thể dễ dàng lắp đặt cũng như vệ sinh bảo dưỡng định kì khi không sử dụng mà không mất nhiều thời
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy
Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu (đầu báo khói, công tắc khẩn, đầu báo nhiệt) – truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy – thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động (đèn led, thiết bị phun nước, chuông báo cháy, bộ quay số điện thoại tự động)
Khi có tín hiệu về cháy nổ như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện – các thiết bị đầu vào như đầu báo cháy, công tắc khẩn, đầu báo nhiệt sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
Khi nhận được thông tin báo cháy, trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông báo cháy, còi, đèn led). Lúc này, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sang sẽ hoạt động để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
3. Hướng dẫn cách tắt chuông báo cháy
• Chuông báo cháy là một thiết bị đầu ra quan trọng của hệ thống báo cháy tự động. Chuông báo cháy sẽ nhận thông tin từ tủ trung tâm báo cháy tự động, sau đó phát ra tín hiệu báo cháy thông qua âm thanh cảnh báo cho mọi người biết có cháy nổ.
• Khi tín hiệu báo cháy được truyền đến chuông báo cháy, mô tơ sẽ quay làm trục khỉu quay theo rồi kéo lò xo kết nối với pittong làm pittong dao động liên tục.
• Pittong dao động va đập vào thành của mâm chuông phát ra tiếng kêu.
• Khi tín hiệu cháy được vô hiệu hóa thì dòng điện sẽ tạm thời bị ngắt, mô tơ ngừng quay, pittong không dao động nên chuông sẽ ngừng kêu.
Chuông báo cháy là một trong những thiết bị quan trọng của hệ thống báo cháy tự động, chuông báo cháy chức năng nhận thông tin từ tủ trung tâm báo cháy và sẽ phát ra âm thanh báo cháy cảnh báo cho mọi người. Tín hiệu âm thanh báo cháy được truyền đến chuông báo cháy, mô tơ quay sẽ làm trục khủy quay theo kéo lò xo nối pittong khiến dao động liên tục.
Khi có sự cố cháy xảy ra thì đèn báo cháy sẽ sáng, chuông báo cháy sẽ đồng thời reo lên nhằm cảnh báo cháy đến với mọi người. Vậy khi sự cố được giải quyết thì chúng ta cần làm là cần phải được là tắt chuông báo cháy theo các bước sau:
-Bước 1: Đầu tiên cần đến tủ trung tâm báo cháy,
-Bước 2: Tra chìa khóa Enable control và vặn theo chiều kim đồng hồ sau đó nhấn nút Alarm là được.
Khi tắt chuông báo cháy ngoài việc không làm gây ra tiếng ồn lớn (ô nhiễm tiếng ồn) gây khó chịu cong làm cho hệ thống được reset lại, đảm bảo chuông được hoạt động tốt.
4. Những lý do chuông báo cháy không hoạt động
Đôi khi, không may chuông báo cháy có thể không hoạt động gây nhiều thiệt hại cho con người. Vậy những lí do mà chuông báo cháy không kêu là:
- Chuông báo cháy thiếu pin
- Chuông lắp sai chỗ không thể nhận khói
- Đầu báo khói không hoạt động do thời gian quá lâu.
Vậy chuông báo động tại nơi mình sinh sống có hoạt động được không, bạn cần phải trả lời được 3 câu hỏi như sau:
– Chuông báo cháy thuộc loại nào?
– Chuông báo cháy có được lắp đặt đúng chỗ?
– Các bộ phận khác được lắp đặt từ bao giờ?
Hệ thống báo cháy tự động là tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động cháy không chỉ là một cái chuông. Tín hiệu cháy được phát hiện thông báo tự động qua các thiết bị đầu vào tín hiệu, trung tâm hệ thống và các thiết bị đầu ra tín hiệu, hoặc từ tác động của trực tiếp của con người nhằm hạn chế những thiệt hại từ cháy nổ. Việc tìm hiểu về nguyên lí, cách hướng dẫn sử dụng cũng như cách tắt chuông báo cháy đối với mỗi người, cá nhân hay tập thể đều rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bảo vệ tài sản trước cháy nó mà còn góp phần bảo vệ chính tính mạng con người.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Thành Công Việt Nam
Đại lý ủy quyền số 1 của hãng tại Việt Nam về Còi hú báo động, Máy thổi khí, Đệm hơi cứu nạn cứu hộ cho #PCCC và #CNCH
Điện thoại: 02466 873 822 - Hotline: 0988 523 491
Website: https://coihubaodong.com hoặc anninhthanhcong.com
Địa chỉ: Số 9, Ngõ 68, Đường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội