Nấu nướng gây cháy nổ
48% nguyên nhân của các đám cháy ở khu dân cư đều xuất phát từ cùng 1 lý do : nấu nướng. Nguyên do thường bởi dầu mỡ bốc cháy khi bị đun nóng quá mức trên bếp hoặc trong lò vi sóng mà không cần mồi lửa trực tiếp.
Do vậy, người nấu ăn cần chú ý luôn có mặt và kiểm soát đồ nấu khi dùng dầu mỡ và nếu xảy cháy nổ do dầu mỡ, tuyệt đối không dùng nước để dập lửa vì sẽ khiến ngọn lửa càng bùng lên.
Ngoài ra, các dụng cụ nấu ăn di động như: nồi cơm điện, lò nướng bánh mỳ, chảo điện… cũng là nguyên nhân gây cháy bởi nguy cơ chập điện, cháy nổ do bị người nấu ăn bỏ quên hoặc không được vệ sinh đúng cách.
Các lò nướng thịt cũng có thể gây cháy khi có thể bắt lửa vào sàn, tường nhà bằng gỗ, bàn, ghế gỗ.
Do vậy khi nướng thịt trong nhà hoặc các bữa tiệc BBQ ngoài vườn cần chú ý không kê các lò nướng sát vách gỗ hoặc ngay trên bàn gỗ, không đặt trực tiếp lên sàn nhà lát gỗ. Trong bếp tốt nhất nên có một bình cứu hỏa nhỏ dùng bọt khí để ngay khi cần thiết có thể sử dụng kịp thời.
Cháy gây ra bởi các đồ tạo nhiệt
Đây là nguyên nhân cao gây ra các vụ cháy nhà (chiếm khoảng 15%, với khoảng 25.000 vụ cháy mỗi năm và khiến 300 người thiệt mạng).
Các đồ tạo nhiệt sử dụng xăng, dầu (như đèn, máy phát điện mini, lò sưởi…) đặc biệt nguy hiểm vì xăng dầu có thể rò rỉ và rất dễ bắt lửa, khi bị bắt lửa thì cháy lan hoặc bùng phát rất nhanh.
Các đồ dùng điện khi bị rò rỉ điện cũng rất dễ gây cháy nổ .
Do vậy, người sử dụng cần chú ý kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, bọc dây điện cẩn thận tránh nguy cơ chuột cắn gây rò rỉ điện và đặt các thiết bị trong tầm kiểm soát khi sử dụng, không bỏ ra ngoài khi thiết bị đang hoạt động. Không nên để các đồ dễ bắt lửa như: vải, đệm, bông… sát các thiết bị này.
Cháy do điện
Theo Tổ chức an toàn điện Hoa Kỳ, đây là nguyên nhân gây ra 51.000 vụ cháy mỗi năm, khiến 500 người chết, 1.400 người bị thương và thiệt hại tới hơn 1,3 tỷ USD.
Chủ yếu là do chập điện do dây dẫn hoặc sử dụng điện quá tải dẫn đến nổ cầu chì, cháy dây dẫn điện. Đặc biệt, các vụ cháy nổ do điện chủ yếu diễn ra trong quá trình chủ nhà đang ngủ.
Do vậy, để phòng tránh nguyên nhân cháy này, người chủ nhà cần tuân thủ an toàn trong việc thiết kế mạng lưới điện, thường xuyên kiểm tra bởi thợ điện chuyên nghiệp để phát hiện bất ổn và khắc phục kịp thời, không sử dụng điện quá công suất thiết kế.
Mạng lưới điện trong nhà cần có cầu chì tổng và cầu chì từng khu vực để điện được ngắt tự động khi xảy ra sự cố. Đồng thời, đường dây điện cần được sử dụng đúng mục đích, khắc phục và thay thế khi đã cũ nát.
Cháy do hút thuốc
Một trong những nguyên nhân oan nghiệt nhất thường được kể đến chính là do tàn thuốc.
Nguyên nhân này dẫn đến cái chết của 1.000 người và khiến 3.000 người bị thương mỗi năm và chiếm khoảng 5% số vụ cháy nhà.
Việc đánh rơi tàn thuốc đang cháy lên sàn nhà hoặc vật dụng dễ bắt lửa trong nhà, ném điếu thuốc đang cháy dở vào thùng rác…
Những kết cục bi thảm thường xảy ra khi chủ nhà đã đi ngủ hoặc đi vắng sau khi tự mình hoặc bị khách đến nhà hành động bất cẩn.
Không ít vụ xảy ra vì chủ căn hộ đã hút thuốc lá trước khi đi ngủ trong phòng ngủ không để sẵn gạt tàn thuốc lá, do vậy đã búng tàn thuốc xuống sàn hoặc vô tình ném tàn thuốc tưởng như đã được dụi tắt vào một góc nào đó có vật liệu bắt lửa.
Do vậy, cần tuyệt đối tránh hút thuốc cạnh các đồ dễ bắt lửa và khi hút thuốc trong nhà bắt buộc phải có gạt tàn và chỉ gạt tàn, để thuốc vào đó.
Cháy do đốt nến và diêm
Thống kê của NFPA cho thấy, đây là nguyên nhân gây ra 8.200 vụ cháy mỗi năm, khiến 80 người chết và 770 người bị thương.
Nến khi cháy để thắp sáng hoặc trong các lễ hội, sinh nhật nhưng bị rơi vào các vật bắt lửa hoặc xuống sàn gỗ là nguyên nhân gây tai họa, đặc biệt là các dịp năm mới, Giáng sinh…
Ngoài ra, rất nhiều vụ, người lớn không để ý nên trẻ em đã nghịch bật lửa hoặc hộp diêm dùng để thắp nến và đã gây ra hỏa hoạn.
Để hạn chế rủi ro, nên thắp nến trên những đồ vật cách lửa, không mất quan sát trong suốt thời gian nến cháy. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ tự ý nghịch diêm và bật lửa trong nhà.
Cháy do hóa chất
Tưởng như hóa chất chỉ gây nguy hiểm ở những nơi như: nhà kho, phòng thí nghiệm, nhà máy, công trường nhưng đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây cháy nhà.
Nguyên nhân là do các hóa chất, dung dịch được chủ nhà cất chứa trong nhà như: gas, xăng, dầu, sơn… khi tiếp xúc với nguồn cháy hoặc bị bảo quản ở nhiệt độ cao đã phát cháy ở ngưỡng cháy khi được tiếp xúc với oxy.
Do vậy, chủ nhà cần lưu trữ hóa chất trong các thùng kín, đảm bảo an toàn, ở những khu vực cách nhiệt. Tốt nhất là trong các thùng sơn màu đỏ, có ký hiệu phòng cháy rõ ràng và hóa chất chỉ được đổ đầy 95% dung tích thùng. Đặt các thùng này cách xa khu vực sống càng xa càng tốt.
Khi rót hoặc chiết tách các hóa chất này xong, cần dọn sạch vật dụng chiết tách hoặc ống dẫn, lau dọn sạch những hóa chất bị rơi vãi. Mỗi thùng hóa chất khác nhau cần có dấu hiệu phân biệt rõ ràng, tránh nhầm lẫn.
Trên đây là một số lý do thường gặp và chí mạng nhất mà chúng ta cần tìm cách khắc phục. Và cách chữa cháy tốt nhất chính là không để nó xảy ra.
Việc phòng cháy chữa cháy là rất cần thiết và quan trọng nhưng có vẻ như nó đang khá bị xem nhẹ hiện nay. Vì vậy mà tần xuất xảy ra các vụ cháy nổ đang tăng cao tới chóng mặt.
Tham khảo bài viết Top 3 biện pháp phòng chống cháy nổ nhất định bạn cần biết
Một số nguyên nhân gây cháy nổ khác
- Cháy nổ do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm, dăm bào, gỗ (750800), khi hàn hơi, hàn điện
- Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 2500C, giấy 1840C, vải sợi hoá học 1800C,
- Cháy do tác dụng của hoá chất, do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy.
- Cháy nổ do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng, do quá tải hay ngắn mạch chập điện, dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn, do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chạm mach
- Cháy nổ do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau, như ma sát mài
- Cháy do tia bức xạ: tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy, nắng rọi qua những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn.
- Cháy nổ do sét đánh, tia lửa sét.
- Cháy nổ do áp suất thay đổi đột ngột: trường hợp này dễ gây nổ hơn gây cháy. Khi đổ nước nguội vào nước kim loại nóng chảy gây nổ; bởi vì khi nước nguội gặp nhiệt độ cao sẽ bốc hơi, tức khắc kéo theo tăng áp suất gây nổ. VD: Chất pH3 bình thường không gây nổ khi có oxy, nhưng khi hạ áp suất xuống lại gây ra nổ.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian tới cuối bài viết. Hi vọng thông qua bài viết trên phần nào giúp bạn có được cái nhìn rộng hơn và thấy rõ tầm quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ. Không những bảo đảm an toàn cho tài sản và ngồi nhà của bạn được tối đa mà hơn hết là bảo vệ cho gia đình và những người thân yêu bên bạn.
Tham khảo https://coihubaodong.com/ để tìm hiểu thêm về tin tức và kiến thức về việc phòng chống cháy nổ cũng như tham khảo các sản phẩm của CÔNG TY TNHH THÀNH CÔNG VIỆT NAM. Đem tới tay bạn những sản phẩm chất lượng tối tân và hoàn hảo nhất. Thành Công - Đem lai an toàn cho gia đình bạn.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Thành Công Việt Nam
Đại lý ủy quyền số 1 của hãng tại Việt Nam về Còi hú báo động, Máy thổi khí, Đệm hơi cứu nạn cứu hộ cho #PCCC và #CNCH
Điện thoại: 02466 873 822 - Hotline: 0988 523 491
Website: https://coihubaodong.com hoặc anninhthanhcong.com
Địa chỉ: Số 9, Ngõ 68, Đường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội